Tin tức

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1-5-1904 / 1-5-2024)

 Tổng Bí thư Trần Phú đã chủ trì nhiều cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương và tổ chức thành công Hội nghị Trung ương lần thứ hai họp từ ngày 20 đến 26-3-1931 tại Sài Gòn. Sáng 18-4-1931, tại số nhà 66 phố Champagne (nay là đường Lý Chính Thắng, quận 3, TP Hồ Chí Minh), đồng chí bị địch bắt. Kẻ thù đã biệt giam đồng chí ở Khám Lớn-Sài Gòn. Do bị tra tấn tàn bạo và chế độ lao tù hà khắc, ngày 6-9-1931, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà thương Chợ Quán với lời nhắn bất hủ gửi đến đồng chí, đồng đội: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”(1).

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng từ tháng 10-1930 đến tháng 9-1931, đồng chí Trần Phú đã cùng Ban Chấp hành Trung ương tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện những nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất với khối lượng công việc rất lớn và quan trọng; đồng thời, chuẩn bị các văn kiện cho Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 3-1931) bàn về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, trong đó tập trung vào tăng cường sức mạnh của Đảng về tổ chức. Án nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ hai là văn kiện in đậm những đóng góp của đồng chí Trần Phú về lý luận xây dựng Đảng.

Đồng chí Trần Phú đã lãnh đạo, trực tiếp soạn thảo và hoàn thiện các văn kiện, tổ chức thực hiện phát triển các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị, đoàn thể nhằm tập hợp, đoàn kết các lực lượng quần chúng. Nhiều văn kiện quan trọng được thông qua liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức đảng, công tác dân vận, công tác mặt trận, đặt nền móng cho việc thành lập Hội Phản đế đồng minh Đông Dương và tổ chức Công hội, Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ... Do vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, tổ chức đảng, các đoàn thể quần chúng đã có sự phát triển nhanh chóng.

Để xây dựng khối đoàn kết nhất trí trên cơ sở cương lĩnh, đường lối của Đảng, Tổng Bí thư Trần Phú đặc biệt quan tâm đến đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng nhằm khắc phục những nhận thức lệch lạc, cơ hội, bè phái, chỉ ra những vấn đề nảy sinh từ chủ nghĩa cơ hội và khuynh hướng hòa hoãn trong Đảng. Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trần Phú, tại Hội nghị Trung ương lần thứ hai đã nêu rõ hạn chế: “Nền tư tưởng trong Đảng còn rất nhiều di tích tiểu tư sản, đầu cơ, biệt phái”(2); chưa nhận thức đúng vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của Đảng. Từ đó chỉ rõ: “Tuy Đảng chỉ huy cho nông dân cho hết thảy quần chúng lao khổ làm cách mạng tư sản dân quyền nhưng Đảng vẫn là đảng của vô sản giai cấp, nghĩa là đứng về lợi ích cách mạng vô sản mà chỉ huy, lấy chính sách vô sản mà chỉ huy chứ không phải là vì Đảng đại biểu lợi ích cho tiểu tư sản quần chúng, đại biểu cho xu hướng tư hữu chế độ”(3).

Tổng Bí thư Trần Phú và Ban Chấp hành Trung ương nhận thấy rõ: “Trong khi Đảng mới thành lập, trình độ lý luận của Đảng còn thấp kém, nền tư tưởng còn chưa vững bền, nhân tài để làm việc Đảng còn rất hiếm, vậy nên sự tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin cho chuyên cần trong Đảng và trong quần chúng vô sản là việc rất cần kíp”(4) nên cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Theo đó, tháng 12-1930, Tổng Bí thư Trần Phú đã cùng với Ban Thường vụ Trung ương quyết định xuất bản Báo Cờ vô sản và Báo Cộng sản; lập Ban Tuyên truyền của Đảng.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ hai do đồng chí Trần Phú chủ trì đã nhấn mạnh phải tăng cường tính chất giai cấp công nhân của Đảng, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo. Theo đó, phải đưa những đảng viên là công nhân vào các cơ quan chỉ huy, phải xác định đào tạo công nhân thành những cán bộ lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp là một vấn đề cấp thiết, quan trọng để Đảng phát triển. Đảng phải bao gồm những công nhân tiên tiến nhất; mỗi đảng viên phải trở thành một phần tử hoạt động của Đảng, là người hăng hái tham gia công việc của Đảng. Phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức đảng. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ...

Đồng chí Trần Phú cùng Ban Chấp hành Trung ương ra sức xây dựng và củng cố tổ chức đảng các cấp từ Trung ương tới các xứ ủy, tỉnh ủy, huyện ủy và chi bộ cơ sở. Nhờ đó, trong khoảng từ tháng 12-1930 đến tháng 1-1931, các Xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ đã được thành lập và ngày càng củng cố. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương và đồng chí Trần Phú, các xứ ủy đã thành lập các ban cán sự (như Ban Thường vụ) và các bộ phận chuyên trách, có hệ thống từ Trung ương đến đảng bộ xứ và địa phương. Vì thế, Đảng đã được củng cố một bước khá vững chắc ngay trong hoàn cảnh bị địch khủng bố khốc liệt.

Công tác xây dựng và phát huy vai trò chi bộ đảng được Tổng Bí thư Trần Phú rất quan tâm theo hướng: “Chi bộ là cơ sở của Đảng. Nếu chi bộ mà không biết làm việc thì Đảng không phát triển được; cho nên chi bộ cần phải tổ chức sanh hoạt cho náo nhiệt và cho có kế hoạch. Ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng mạnh hay yếu, trình độ chánh trị và hoạt động của đảng viên cao hay thấp cũng theo trình độ sanh hoạt của chi bộ cao hay thấp”(5). Vì thế, nhiệm vụ phát triển tổ chức đảng và đảng viên đã có một bước tiến rõ rệt, số chi bộ và số đảng viên xuất thân từ công nhân tại các cơ sở công nghiệp, đồn điền và các địa phương ở những vùng nông thôn đã tăng lên nhanh chóng. Khi Đảng thành lập, mới chỉ có khoảng 30 chi bộ với 200 đảng viên thì đến trước Hội nghị Trung ương lần thứ hai, toàn Đảng đã có 250 chi bộ với 2.400 đảng viên.

Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Trung ương do Tổng Bí thư Trần Phú đứng đầu đã làm dấy lên cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh. Qua đó, Quốc tế Cộng sản đánh giá cao hoạt động của Đảng ta nên tháng 4-1931, đã quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là chi bộ độc lập thuộc Quốc tế Cộng sản. Sự công nhận đó có phần đóng góp to lớn của đồng chí Trần Phú trên cương vị là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1-5-1904 / 1-5-2024): Người đóng góp lớn trong công tác xây dựng Đảng

Đồng chí Trần Phú-Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng tuy ngắn ngủi nhưng đồng chí đã có đóng góp lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, đặc biệt là trong công tác củng cố, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Giữa năm 1925, đồng chí Trần Phú gia nhập Hội Phục Việt (sau đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng)-tổ chức của những trí thức yêu nước. Năm 1926, đồng chí tham gia các phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu; tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh; mở lớp dạy chữ quốc ngữ... Tháng 6-1926, Hội Phục Việt cử đồng chí Trần Phú sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia lớp huấn luyện chính trị khóa 2 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giảng dạy. Kết thúc khóa học, tháng 10-1926, đồng chí được kết nạp vào Thanh niên Cộng sản Đoàn, được phân công về Trung Kỳ xây dựng, phát triển cơ sở Hội.

Tháng 1-1927, đồng chí trở lại Quảng Châu và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông. Đầu tháng 11-1929, đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, bí mật về nước hoạt động. Ngày 8-2-1930, đồng chí về Sài Gòn, sau đó sang Hồng Công và gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Người đã giới thiệu đồng chí về tham gia Ban Chấp ủy lâm thời (Ban Chấp hành Trung ương lâm thời). Tháng 4-1930, đồng chí về đến Hải Phòng. Tháng 7-1930, đồng chí Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp ủy lâm thời và được giao nhiệm vụ soạn thảo Luận cương chính trị.

Tháng 10-1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú dự thảo. Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng là sản phẩm trí tuệ của tập thể Ban Chấp hành Trung ương, nhưng in đậm dấu ấn cá nhân đồng chí Trần Phú trong vai trò là người trực tiếp soạn thảo. Luận cương đã góp phần quan trọng bổ sung, phát triển đường lối chính trị của Đảng. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi.

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1-5-1904 / 1-5-2024): Người đóng góp lớn trong công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư Trần Phú đã chủ trì nhiều cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương và tổ chức thành công Hội nghị Trung ương lần thứ hai họp từ ngày 20 đến 26-3-1931 tại Sài Gòn. Sáng 18-4-1931, tại số nhà 66 phố Champagne (nay là đường Lý Chính Thắng, quận 3, TP Hồ Chí Minh), đồng chí bị địch bắt. Kẻ thù đã biệt giam đồng chí ở Khám Lớn-Sài Gòn. Do bị tra tấn tàn bạo và chế độ lao tù hà khắc, ngày 6-9-1931, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà thương Chợ Quán với lời nhắn bất hủ gửi đến đồng chí, đồng đội: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”(1).

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng từ tháng 10-1930 đến tháng 9-1931, đồng chí Trần Phú đã cùng Ban Chấp hành Trung ương tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện những nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất với khối lượng công việc rất lớn và quan trọng; đồng thời, chuẩn bị các văn kiện cho Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 3-1931) bàn về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, trong đó tập trung vào tăng cường sức mạnh của Đảng về tổ chức. Án nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ hai là văn kiện in đậm những đóng góp của đồng chí Trần Phú về lý luận xây dựng Đảng.

Đồng chí Trần Phú đã lãnh đạo, trực tiếp soạn thảo và hoàn thiện các văn kiện, tổ chức thực hiện phát triển các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị, đoàn thể nhằm tập hợp, đoàn kết các lực lượng quần chúng. Nhiều văn kiện quan trọng được thông qua liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức đảng, công tác dân vận, công tác mặt trận, đặt nền móng cho việc thành lập Hội Phản đế đồng minh Đông Dương và tổ chức Công hội, Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ... Do vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, tổ chức đảng, các đoàn thể quần chúng đã có sự phát triển nhanh chóng.

Để xây dựng khối đoàn kết nhất trí trên cơ sở cương lĩnh, đường lối của Đảng, Tổng Bí thư Trần Phú đặc biệt quan tâm đến đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng nhằm khắc phục những nhận thức lệch lạc, cơ hội, bè phái, chỉ ra những vấn đề nảy sinh từ chủ nghĩa cơ hội và khuynh hướng hòa hoãn trong Đảng. Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trần Phú, tại Hội nghị Trung ương lần thứ hai đã nêu rõ hạn chế: “Nền tư tưởng trong Đảng còn rất nhiều di tích tiểu tư sản, đầu cơ, biệt phái”(2); chưa nhận thức đúng vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của Đảng. Từ đó chỉ rõ: “Tuy Đảng chỉ huy cho nông dân cho hết thảy quần chúng lao khổ làm cách mạng tư sản dân quyền nhưng Đảng vẫn là đảng của vô sản giai cấp, nghĩa là đứng về lợi ích cách mạng vô sản mà chỉ huy, lấy chính sách vô sản mà chỉ huy chứ không phải là vì Đảng đại biểu lợi ích cho tiểu tư sản quần chúng, đại biểu cho xu hướng tư hữu chế độ”(3).

Tổng Bí thư Trần Phú và Ban Chấp hành Trung ương nhận thấy rõ: “Trong khi Đảng mới thành lập, trình độ lý luận của Đảng còn thấp kém, nền tư tưởng còn chưa vững bền, nhân tài để làm việc Đảng còn rất hiếm, vậy nên sự tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin cho chuyên cần trong Đảng và trong quần chúng vô sản là việc rất cần kíp”(4) nên cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Theo đó, tháng 12-1930, Tổng Bí thư Trần Phú đã cùng với Ban Thường vụ Trung ương quyết định xuất bản Báo Cờ vô sản và Báo Cộng sản; lập Ban Tuyên truyền của Đảng.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ hai do đồng chí Trần Phú chủ trì đã nhấn mạnh phải tăng cường tính chất giai cấp công nhân của Đảng, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo. Theo đó, phải đưa những đảng viên là công nhân vào các cơ quan chỉ huy, phải xác định đào tạo công nhân thành những cán bộ lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp là một vấn đề cấp thiết, quan trọng để Đảng phát triển. Đảng phải bao gồm những công nhân tiên tiến nhất; mỗi đảng viên phải trở thành một phần tử hoạt động của Đảng, là người hăng hái tham gia công việc của Đảng. Phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức đảng. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ...

Đồng chí Trần Phú cùng Ban Chấp hành Trung ương ra sức xây dựng và củng cố tổ chức đảng các cấp từ Trung ương tới các xứ ủy, tỉnh ủy, huyện ủy và chi bộ cơ sở. Nhờ đó, trong khoảng từ tháng 12-1930 đến tháng 1-1931, các Xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ đã được thành lập và ngày càng củng cố. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương và đồng chí Trần Phú, các xứ ủy đã thành lập các ban cán sự (như Ban Thường vụ) và các bộ phận chuyên trách, có hệ thống từ Trung ương đến đảng bộ xứ và địa phương. Vì thế, Đảng đã được củng cố một bước khá vững chắc ngay trong hoàn cảnh bị địch khủng bố khốc liệt.

Công tác xây dựng và phát huy vai trò chi bộ đảng được Tổng Bí thư Trần Phú rất quan tâm theo hướng: “Chi bộ là cơ sở của Đảng. Nếu chi bộ mà không biết làm việc thì Đảng không phát triển được; cho nên chi bộ cần phải tổ chức sanh hoạt cho náo nhiệt và cho có kế hoạch. Ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng mạnh hay yếu, trình độ chánh trị và hoạt động của đảng viên cao hay thấp cũng theo trình độ sanh hoạt của chi bộ cao hay thấp”(5). Vì thế, nhiệm vụ phát triển tổ chức đảng và đảng viên đã có một bước tiến rõ rệt, số chi bộ và số đảng viên xuất thân từ công nhân tại các cơ sở công nghiệp, đồn điền và các địa phương ở những vùng nông thôn đã tăng lên nhanh chóng. Khi Đảng thành lập, mới chỉ có khoảng 30 chi bộ với 200 đảng viên thì đến trước Hội nghị Trung ương lần thứ hai, toàn Đảng đã có 250 chi bộ với 2.400 đảng viên.

Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Trung ương do Tổng Bí thư Trần Phú đứng đầu đã làm dấy lên cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh. Qua đó, Quốc tế Cộng sản đánh giá cao hoạt động của Đảng ta nên tháng 4-1931, đã quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là chi bộ độc lập thuộc Quốc tế Cộng sản. Sự công nhận đó có phần đóng góp to lớn của đồng chí Trần Phú trên cương vị là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Đoàn - Hội SV Trường

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        16,589,459       1/805