Đến tham dự Phiên toà giả định lần 2/2017 là các quý vị đại biểu, quý vị khách quý:
+ Về phía Ban giám hiệu Nhà trường có:
· Thầy TS. Lâm Thành Hiển – Phó Hiệu Trưởng thường trực nhà trường
· Cô NGƯT. TS. Nguyễn Thị Thu Lan - Phó Hiệu Trưởng nhà trường
+ Về phía đơn vị tổ chức khoa QT-KTQT có:
· Thầy TS. Nguyễn Văn Tân – Trưởng Khoa QT-KTQT
· Cô TS. Nguyễn Thị Lan Thanh – Phó Trưởng Khoa QT-KTQT
Cùng toàn thể quý thầy cô giảng viên, nhân viên trong Khoa.
+Về phía các đơn vị, đoàn thể có:
· Cô Trịnh Thị Huế - Bí thư chi bộ 7
· Đ/c Lê Sơn Quang - Bí thư Đoàn Trường ĐH Lạc Hồng
· Đ/c Trần Tiến – Phó bí thư Đoàn Trường ĐH Lạc Hồng
+ Về phía đại diện các sở, ban ngành trong tỉnh có:
· Ông Nguyễn Văn Lĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại – Sở Công Thương Đồng Nai
· Ông Trần Văn Út – Phó Trưởng phòng phổ biến giáo dục pháp luật – Sở Tư pháp Đồng Nai
+ Về phía Hội Luật gia Đồng Nai có:
· ThS-LS. Nguyễn Đức, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai
· Luật gia Phạm Ngọc Nhẫn, Chánh văn phòng Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai.
· LS. Vũ Mạnh Hùng, UVBCH Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai
· Luật sư Phạm Tiến Dũng, Ủy viên thường trực Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai.
· Kiểm sát viên Nguyễn Hoàng Thế Anh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân TP. Biên Hòa
· Thẩm phán Nguyễn Thị Lệ Trang, Thẩm phán TAND TP. Biên Hòa
Về thành phần Ban giám khảo gồm 4 thành viên là luật sư, thẩm phán và kiểm sát viên để đảm bảo tính khách quan, công bằng cho chương trình:
1. TS. Nguyễn Văn Tân - Trưởng Khoa QT-KTQT - Trưởng ban
2. ThS. LS. Nguyễn Đức - Chủ tịch Hội Luật gia Đồng Nai - Thành viên
3. Thẩm phán Nguyễn Thị Lệ Trang - Thẩm phán TAND TP. Biên Hòa - Thành viên
4. Kiểm sát viên Nguyễn Hoàng Thế Anh - Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân TP. Biên Hòa - Thành viên
Thành phần Ban giám khảo của Phiên tòa giả định lần 2/2017
Đến với chương trình, sinh viên được "nhập vai" vào các nhân vật tại phiên tòa. Trước tiên, Ban Tổ chức (BTC) đã cung cấp tài liệu về tình huống có thật trong tình tiết vụ án để sinh viên tìm hiểu. Sau đó sẽ tiến hành thi thử vai. Để thực hiện một phiên tòa giả định chỉn chu, từng sinh viên sẽ phải chuẩn bị các nội dung của từng vai diễn, sau đó ứng tuyển để “nhập vai” tại phiên tòa. Điều đó giúp các thành viên rèn luyện các kỹ năng như: giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tổ chức công việc, giải quyết mâu thuẫn,... Qua đó cho thấy sự chuẩn bị chu đáo để các Cử nhân Luật kinh tế tương lai có thể vận dụng chính xác, nhuần nhuyễn, linh hoạt các quy định pháp luật cũng như thủ tục tố tụng và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của nền kinh tế.
“Phiên tòa giả định” có 2 phần. Theo đó, đầu tiên BTC thực hiện phiên tòa giả định, xét xử vụ án được dàn dựng dựa trên tình huống có thật trong tình tiết vụ án, nhằm đưa ra những đề tài tranh luận trong việc chấp hành pháp luật. Hình thức phiên tòa giả định gồm có thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký, công an, luật sư, đại diện nguyên đơn, đại diện bị đơn và người làm chứng… Phần thứ 2 là các thành viên trong vai trò Thẩm phán, Luật sư nguyên đơn, Luật sư bị đơn và Kiểm sát viên sẽ cùng nhau giải quyết tình huống do Ban giám khảo đưa ra. Qua việc giải quyết các tình huống đã gián tiếp giúp các em hệ thống lại nội dung đã học, đồng thời mang lại rất nhiều thông tin bổ ích cho các thành viên tham dự.
Để khuyến khích tinh thần của sinh viên, BTC còn trao giải thưởng cho sinh viên tham gia với tổng giải thưởng tại mỗi phiên tòa giả định trị giá 5 triệu đồng. Giải thưởng chung cuộc như sau:
1. Giải nhất: Phạm Hữu Thịnh
2. Giải nhì: Hoàng Trần Nghĩa Dũng
3. Giải ba: Đỗ Lệ Hằng
4. Giải khuyến khích: Nguyễn Thị Kim Anh
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân – Trưởng Khoa Quản trị Kinh tế Quốc tế: “Việc tiếp thu kiến thức và trải nghiệm thực tế một cách trực quan sinh động như thế này không chỉ giúp sinh viên hệ thống được kiến thức đã học mà còn khơi dậy cảm hứng và lòng yêu nghề. Trong thời gian tới hoạt động ý nghĩa này sẽ tiếp tục được duy trì và nhân rộng nhiều hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ngành Luật tại Đại học Lạc Hồng, không chỉ thế còn góp phần tuyên truyền pháp luật cho sinh viên toàn trường.”
Với phiên tòa giả định, cùng những con người giả định, nhưng đã để lại những bài học thật, kinh nghiệm thật cho sinh viên, qua đó để lại sự an tâm trong lòng phụ huynh về chất lượng đào tạo của Trường.
luật kinh tế, sinh viên, phiên toà, quản trị