Tin tức & Sự kiện

Hội thảo rà soát và điều chỉnh chuẩn đầu ra khoa Ngôn ngữ Anh năm 2018

Được sự cho phép của Ban Lãnh Đạo nhà trường, vào lúc 08h00 ngày 27 tháng 10 năm 2018, tại phòng họp cơ sở 1, Trường Đại học Lạc Hồng, Khoa Ngôn ngữ Anh đã tiến hành tổ chức hội thảo chuẩn đầu ra năm 2018 nhằm góp ý, rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học, công nghệ đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng và nhu cầu xã hội. Tham dự buổi họp gồm có:

·          Về phía khoa:

1.      GVC. ThS. Ngô Thị Xuân Liên - Trưởng khoa

2.      GVC. ThS. Hoàng Thúy Nguyên - Phó khoa chuyên môn

3.      Cán bộ, giảng viên khoa

4.      Đại diện Cựu sinh viên các khóa

5.      Đại diện Ban chấp hành Đoàn, Hội sinh viên và ban cán sự lớp.

·          Về phía doanh nghiệp:

1.      Ông Nguyễn Minh Hùng– Bác sĩ Bệnh viện tâm thần TW2

2.      Ông Nguyễn Ngọc Oanh – Công an tỉnh Đồng Nai

3.      Ông Trần Đình Trọng – Giám đốc Công ty TNHH Ngoại ngữ Lê Anh

Nội dung chuẩn đầu ra ngành Ngôn Ngữ Anh (Tiếng Anh Thương mại)

a)     Tên ngành đào tạo (tiếng Việt và tiếng Anh)

-         Tên tiếng Việt: Ngôn Ngữ Anh (ngành Tiếng Anh Thương mại)

-         Tên tiếng Anh: English language (Business English)

     b)     Trình độ đào tạo:

-         Cao Đẳng (College)

-         Đại học (University)

-         Liên thông (Degree Transfer)

    c)     Yêu cầu về kiến thức:

  • Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Có nền tảng kiến thức vững chắc về  Tiếng Anh chuyên ngành Thương mại và kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, văn hóa, văn học Anh …
  • Có kiến thức đại cương cơ bản khối ngành khoa học xã hội và nhân văn phục vụ chuyên ngành được đào tạo.
  • Có bảng điểm TOEIC quốc tế đạt từ 600 điểm trở lên; hoặc một trong các bảng điểm TOEFL ITP (550-587 điểm), TOEFL iBT (65-78 điểm) do ETS cấp, IELTS (5.5 – 7.0) do British Council cấp.
  • Có chứng chỉ A của ngoại ngữ đã học trong chương trình (tiếng Trung: HSK 3; tiếng Nhật: N4)
  • Có chứng chỉ Tin học cơ bản, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng

     d)     Yêu cầu về kỹ năng:

  • Có kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, Dịch tiếng Anh ở mức độ thông thạo để sử dụng trong lĩnh vực  công việc chuyên về tiếng Anh Thương mại và giao tiếp xã hội.
  • Có một số kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
  • Có giấy chứng nhận kỹ năng mềm
  • Có kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá-văn minh của các nước trong Cộng đồng Anh ngữ và phương pháp làm việc khoa học.

    đ)   Yêu cầu về thái độ:

-         Có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần tự học, tự cập nhật kiến thức,

-         Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc,

-         Có ý thức làm việc độc lập, sáng tạo,

-         Có tinh thần đoàn kết, hợp tác.

     e)   Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau ở các công ty trong nước và nước ngoài:

-         Trợ lý giám đốc

-         Phiên dịch, biên dịch

-         Nhân viện văn phòng

-         Quản trị viên

-         Nhân viên marketing

-         Nhân viên chăm sóc khách hàng

-         Giảng viên tiếng Anh ở bậc phổ thông, ở các trường nghề, trung tâm Ngoại ngữ sau khi bổ túc thêm Chứng chỉ về Phương pháp giảng dạy tiếng Anh

     g)   Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng và trình độ để tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn theo các chuyên ngành Tiếng Anh thương mại và Quản trị kinh doanh.

 Sau khi thông qua các nội dung về Chuẩn đầu ra của khoa Ngôn ngữ Anh, Ban chủ nhiệm khoa đã tiến hành lấy ý kiến đóng góp cũng như những ý kiến góp ý của tập thể đại biểu tham dự buổi hội nghị. Cụ thể đại diện các doanh nghiệp đã đưa ra một số đóng góp ý kiến như sau:

  1. Có thể mở thêm 1 số chuyên đề về tiếng Anh chuyên ngành có liên quan đến các ngành nghề cụ thể như trong y khoa, ngành công an…. từ đó sinh viên có thể mở rộng thêm kiến thức để bổ trợ cho công việc trong tương lai.
  2. Nên mở thêm ngành học cho sinh viên lựa chọn khi bắt đầu bước qua năm 3 và năm 4 như Biên phiên dịch hoặc Phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Mời những người có chuyên môn, kinh nghiệm về thực tế để giảng dạy cho sinh viên. Sinh viên có thể lựa chọn môn học phù hợp với khả năng và sở thích của mình để sau này khi ra trường có thể tự tin để đảm nhận công việc chuyên môn.
  3. Nên mời những người có chuyên môn từ các công ty, trung tâm trên địa bàn thành phố hoặc 1 số tỉnh thành lân cận khác để về chia sẻ những thông tin, kiến thức từ nhu cầu thực tế để sinh viên có thể nắm bắt kịp thời với xu hướng của thời đại.
  4. Ngày nay, sinh viên đa phần chọn thi Toeic Đọc – Viết như là 1 sự lựa chọn an toàn nên doanh nghiệp đề nghị có 1 hướng mở khác cho sinh viên có thể thi lấy chứng chỉ quốc tế thuộc hệ thống chứng chỉ Cambrigde, vì so với Toeic thì loại chứng chỉ này có tiêu chí đánh giá rất chuẩn, có thể đáp ứng được 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết từ thấp đến cao và sinh viên từ đó có khả năng biện luận bằng tiếng Anh nếu có B2 (chứng chỉ của Cambridge) và nâng cao các kỹ năng 1 cách thành thạo sau khi ra trường và bước vào môi trường làm việc thực tế.
  5. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên trẻ ngoài kiến thức chuyên môn thì nên tạo cảm hứng cho sinh viên yêu thích tiếng Anh thực sự. Giảng viên có thể thường xuyên tự phát phiếu thăm dò ý kiến cho sinh viên có thể đánh giá chất lượng bài giảng, giáo trình có phù hợp hay không, cách thức truyền đạt nội dung hoặc thích hay không thích gì từ giảng viên.
  6. Có thể mở quy định cho giảng viên cơ hữu của khoa Ngôn ngữ Anh có thể tham gia giảng dạy ở 1 số trường ngoài ít nhất 1 buổi để giảng viên có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, học hỏi trao dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như cập nhật giáo trình, cập nhật kiến thức mới, từ đó giảng viên có thể giao lưu mang lại lợi ích về cho khoa cũng như nhà trường.
  7. Một số giảng viên của khoa đề nghị bổ sung thêm nội dung yêu cầu về thái độ, trong  quá trình giảng dạy, sinh viên cần phải có ý thức hợp tác và thái độ học tập đúng mực khi ngồi trên ghế nhà trường.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hùng đang góp ý về Chuẩn đầu ra

Đại diện cựu sinh viên góp ý

Sinh viên tham dự hội nghị đang tham khảo nội dung chuẩn đầu ra 

Ngoài những đóng góp ý kiến từ các đại biểu tham dự Hội nghị, Khoa cũng như đại diện các doanh nghiệp còn nhận được một số câu hỏi thắc mắc từ sinh viên. Ví dụ:

  1. Sinh viên thắc mắc về yêu cầu có chứng chỉ Toeic và chứng chỉ trình độ A của ngoại ngữ đã được học trong chương trình (tiếng Trung và tiếng Nhật)?
  2. Lượng kiến thức sau 4 năm học tại khoa Ngôn ngữ Anh có đủ để sinh viên thi Toeic quốc tế đạt 600 điểm hay không?
  3. Khi sinh viên muốn thi một trong các chứng chỉ Quốc tế thì ngoài những kiến thức được học ở trường ra thì có cần thiết phải học thêm ở trung tâm ngoại ngữ nữa hay không để đạt được số điểm như mong muốn?

    Sau đó, đại diện Khoa, doanh nghiệp và cựu sinh viên cũng đã tận tình giải đáp thắc mắc và dành một số lời khuyên, góp ý chân thành đến sinh viên.

     Lãnh đạo Khoa tặng quà lưu niệm cho Cựu snh viên

    Hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp, Ban lãnh đạo Khoa sẽ xem xét các ý kiến đóng góp và xin ý kiến của Lãnh đạo Nhà trường để ban hành chuẩn đầu ra chính thức cho Khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Lạc Hồng.

English Department

hội thảo, rà soát, điều chỉnh, chuẩn đầu ra, khoa ngôn ngữ anh


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        2,846,383       22/2,094