Điều lệ Đảng

Đảng bộ  »  Điều lệ Đảng


Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng (NK 2005 - 2010)

 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG                                                     ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
                  BAN TỔ CHỨC                                                                             Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006
                               *
               Số: 03-HD/BTCTW                                               
 
HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG
 
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy định thi hành Điều lệ Đảng số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị khoá X;
Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số vấn đề về phương pháp, thủ tục, quy trình thi hành Điều lệ Đảng như sau:
1.1- Những người trên 60 tuổi (tính theo năm) vào Đảng phải đủ sức khoẻ và thực sự có uy tín, đang công tác ở cơ sở nơi chưa có tổ chức Đảng, chưa có đảng viên hoặc có yêu cầu đặc biệt phải được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
1.2- Người vào Đảng đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn là già làng, trưởng bản, người thực sự có uy tín, trình độ học vấn tối thiểu cũng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
2.1- Nhiệm vụ được giao bao gồm nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định, nhiệm vụ do các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các đoàn thể chính trị - xã hội phân công.
2.2- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.
2.3- Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể, vững mạnh xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; bảo đảm an ninh, trật tự; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội... Chi bộ có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên  hàng năm; đảng viên được phân công có trách nhiệm, báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp uỷ cấp trên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và chỉ đạo rút kinh nghiệm.
2.4- Việc đánh giá kết quả ''hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao'' căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ (hàng năm) của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp uỷ, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội (nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.
3.1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
Người vào Đảng phải được học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
3.2- Đơn xin vào Đảng.
Người vào Đảng phải tự viết đơn (không đánh máy), trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
3.3- Lý lịch của người vào Đảng.
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có điều gì không hiểu và không nhớ rõ thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng.
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
Người vào Đảng; 
- Cha, mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng của người vào Đảng (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra:
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay, về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Phương pháp thẩm tra:
Nếu biết rõ những người thân của người vào Đảng đang là đảng viên, trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra xác minh. Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
-  Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch; không cần có bản thẩm tra riêng.
- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra để làm rõ.
-  Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý, hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
-  Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Ban Cán sự đảng ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh trong nước để thẩm tra.
- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh của Nhà nước có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người nêu trên.
- Đối với ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột, con, nếu có vấn đề nghi vấn về chính trị ở trường hợp nào thì xác minh riêng trường hợp đó.
d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên:
Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào Đảng:
+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi uỷ chưa nhận xét và cấp uỷ cơ sở chưa chứng nhận ký tên, đóng dấu vào  lý lịch).
+ Cử đảng viên đi thẩm hoặc gửi phiếu thẩm tra đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra.
+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.
- Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch: 
+ Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhập vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra, báo cáo cấp uỷ cơ sở.
+ Cấp uỷ cơ sở thẩm định, ghi nội dung xác nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi phiếu thẩm tra theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày (ở trong nước), 90 ngày (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu thẩm tra lý lịch.
+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra. 
- Trách nhiệm của đảng viên được cử đi thẩm tra lý lịch:
Phải có trách nhiệm cao công tâm, am hiểu nghiệp vụ và có hiểu biết về người vào Đảng; kết thúc đợt thẩm tra phải làm văn bản báo cáo trung thực với cấp uỷ những nội dung được giao thẩm tra và chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đó.
đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng:
Đảng viên ở các cơ quan hưởng ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp đi thẩm tra lý lịch người vào Đảng thì được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác thì được vận dụng theo chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
3.5- Đảng viên chính thức giới thiệu người vào Đảng.
a) Đảng viên ''cùng công tác với người vào Đảng'' là đảng viên chính thức, cùng hoạt động (công tác, lao động, học tập...) ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Nếu đảng viên giúp đỡ người vào Đảng chuyển công tác, nghỉ hưu, thay đổi nơi cư trú đến đảng bộ cơ sở khác, bị kỷ luật... thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng hoạt động với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
b) Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng khi làm hồ sơ kết nạp phải viết ''Giấy giới thiệu người vào Đảng'', nêu rõ những điểm chính về lý lịch, phẩm chất chính trị, nhận thức về Đảng, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng của người vào Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đó.
3.6- Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng.
Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở xem xét ra ''Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng'', nghị quyết cần nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm của đoàn viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng; số thành viên tán thành, số thành viên không tán thành giới thiệu đoàn viên vào Đảng; chịu trách nhiệm về những nội dung đó. Nghị quyết này được gửi kèm theo nghị quyết đề nghị của chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt.
Những tổ chức cơ sở đoàn lớn, hoạt động trên địa bàn rộng, nếu được cấp uỷ cơ sở đồng ý và ban chấp hành đoàn cơ sở uỷ quyền, thì ban thường vụ được ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng.
3.7- Ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng.
- Ở cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng là đoàn viên công đoàn trong độ tuổi thanh niên, được ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét, ra ''Nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng'' thay cho một đảng viên chính thức.
- Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành công đoàn như thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành đoàn thanh niên.
- Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng không còn trong độ tuổi thanh niên thì do 2 đảng viên chính thức giới thiệu.
3.8- Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và chi uỷ nơi cư trú đối với người vào Đảng.
a) Nơi làm việc.
Chi uỷ tổ chức lấy ý kiến của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi lãnh đạo của chi bộ mà người vào Đảng là thành viên.
b) Nơi cư trú.
Chi uỷ nơi có người vào Đảng đang làm việc lấy ý kiến trực tiếp hoặc gửi phiếu lấy ý kiến chi uỷ hoặc chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) nơi cư trú của người vào Đảng.
c) Chi uỷ nơi có người vào Đảng tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và chi uỷ nơi cư trú đối với người vào Đảng, kèm theo hai văn bản nêu trên để báo cáo chi bộ.
 a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; Nghị quyết giới thiệu đoàn viên của ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc và chi uỷ nơi cư trú.
b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên tán thành kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết  đề nghị cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định.
- Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng... của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành, lý do không tán thành.
Ở những nơi có đảng uỷ bộ phận thì đảng uỷ bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp uỷ cơ sở xét kết nạp người vào Đảng.
3.10- Nghị quyết của cấp uỷ cơ sở xét kết nạp người vào Đảng.
a) Trước khi đưa ra đảng uỷ cơ sở xem xét, ban thường vụ hoặc thường trực (nơi chưa có ban thường vụ) cấp uỷ cơ sở phải tiến hành kiểm tra lại hồ sơ lý lịch của người vào Đảng và các văn bản của chi bộ hoặc đảng uỷ bộ phận (nếu có).
b) Tập thể đảng uỷ cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp uỷ viên trở lên tán thành thì ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xét kết nạp.
Nếu đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng uỷ cơ sở đó ra quyết định kết nạp.
c) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương không được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì cấp uỷ cơ sở gửi văn bản đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng uỷ trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp uỷ; thường trực cấp uỷ chủ trì cùng với các đồng chí uỷ viên thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét và được uỷ quyền thay mặt ban thường vụ ra quyết định kết nạp đảng viên.
Đối với các đảng uỷ, chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng uỷ Công an Trung ương không được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì gửi văn bản đề nghị để Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương xét, quyết định kết nạp đảng viên.
3.11- Quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên.
a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp uỷ cơ sở ban tổ chức của cấp uỷ có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí uỷ viên thường vụ cấp uỷ nghiên cứu.
b) Ban thường vụ cấp uỷ họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì phải được ít nhất hai phần ba cấp uỷ viên đương nhiệm đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên.
c) Thời gian xét làm thủ tục kết nạp người vào Đảng:
Khi chi bộ có nghị quyết đề nghị kết nạp, cấp uỷ có thẩm quyền phải xem xét quyết định và thông báo kết quả cho chi bộ, không được để chậm quá 60 ngày; nếu quá thời hạn trên mà không có lý do chính đáng thì cấp uỷ để chậm phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên.
d) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp uỷ có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.
3.12- Tổ chức lễ kết nạp đảng viên.
a) Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền, chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên kịp thời, không để chậm quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
b) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).
c) Trang trí lễ kết nạp: thực hiện theo điểm 13 (,13.l.c) của Hướng dẫn này với tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”.
d) Chương trình buổi lễ kết nạp:
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);
- Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;
- Người vào Đảng đọc đơn xin vào Đảng;
- Đại diện đảng viên được phân công giúp đỡ đọc bản giới thiệu người vào Đảng;
- Đại diện ban chấp hành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn cơ sở đọc bản giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (nếu có);
- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi uỷ đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền (những người dự lễ kết nạp đứng nghiêm);
- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ; 
- Đại diện chi uỷ nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;
- Đại diện đảng uỷ cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
3.13- Việc xem xét kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú.
a) Người đang trong thời kỳ được tổ chức đảng xem xét kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới, thì cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó là cảm tình Đảng, đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp uỷ cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ.
b)Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng uỷ cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền xét, kết nạp đảng viên nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp uỷ có thẩm quyền, thì cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cơ sở nơi chuyển đến chỉ đạo cấp uỷ đảng trực thuộc phân công đảng viên chính thì theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp.
c) Người vào Đảng đã được cấp uỷ cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết định kết nạp hoặc đã có quyết định kết nạp nhưng ngày ra quyết định kết nạp sau 30 ngày kể từ ngày ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền cho người vào Đảng chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì cấp uỷ có thẩm quyền làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.
Trường hợp cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định được chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới, thì gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Không tổ chức lễ kết nạp nơi đã chuyển đi.
d) Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp uỷ có thẩm quyền (trong một đảng bộ huyện và tương đương), thì cấp uỷ có thẩm quyền xem xét và thông báo đến cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp uỷ cơ sở nơi người vào Đảng đến để tổ chức lễ kết nạp.
Với các trường hợp nêu trên, cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đến cần kiểm tra kỹ hồ sơ, thủ tục kết nạp trước khi tổ chức lễ kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục hoặc chưa đủ tiêu chuẩn đảng viên thì đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền nơi ra quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không để quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp uỷ nơi người vào Đảng chuyển đến.
3.14- Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đảng viên dự bị chuyển công tác đến đơn vị mới hoặc đến nơi cư trú mới.
a) Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (chính thức hoặc tạm thời) đến đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới, thì chi uỷ, đảng uỷ cơ sở nơi đảng viên chuyển đi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị, để đảng viên báo cáo cấp uỷ, chi bộ nơi chuyển đến theo dõi, giúp đỡ.
b) Chi bộ nơi đảng viên dự bị chuyển đến tiếp tục phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ; khi hết thời gian dự bị, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm và đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ viết bản “Nhận xét đảng viên dự bị'' báo cáo chi bộ.
4. Điều 5: Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức (kể cả kết nạp lại), gồm có:
4.1- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới.
Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận.
4.2- Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị.
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ làm lễ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức. Nội dung kiểm điểm phải nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại.
4.3- Bản nhận xét của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.
Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản “Nhận xét đảng viên dự bị'' để báo cáo chi bộ; nội dung nhận xét cần lêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị.
4.4- Bản nhận xét của đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú.
a) Phạm vi, hình thức tổ chức và thủ tục lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị được tiến hành như hướng dẫn tại điểm 3 (3.8) của Hướng dẫn này.
b) Chi uỷ nơi có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chỉ bộ, kèm theo ý kiến của từng đoàn thể và của chi uỷ nơi cư trú.
4.5- Nghị quyết của chi bộ, đảng uỷ cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức  của cấp có thẩm quyền.
a) Nội dung và cách tiến hành của của chi bộ, Đảng uỷ bộ phận nếu có), đảng uỷ cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 3 (3.9, 3.10, 3. 11) của Hướng dẫn này.
b)Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong hội nghị chi bộ gần nhất.
4.6- Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị,
a) Đảng viên dự bị vi phạm tư cách đảng viên thì chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp uỷ cấp trên.
b) Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự thì ra nghị quyết, báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền.
c) Ban thường vụ cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên.
d) Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng uỷ viên đương nhiệm.
5.1- Hình thức biểu quyết để quyết định hoặc đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức và xoá tên đảng viên.
Việc biểu quyết để quyết định hoặc ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp uỷ quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỷ lệ theo quy định để quyết định hoặc ra nghị quyết thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên đến cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5.2- Trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời đối với người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức.
a) Kết nạp đảng viên:
- Khi được cấp ủy đảng nơi làm việc chính thức giới thiệu đến, chi bộ nơi có người phấn đấu vào Đảng sinh hoạt tạm thời cử đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ quần chúng phấn đấu vào Đảng. Khi đủ điều kiện, chi bộ gửi nhận xét về chi bộ nơi người xin vào Đảng công tác chính thức để xem xét kết nạp vào Đảng theo quy định.
- Sau khi có quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên, chi bộ nơi ra nghị quyết đề nghị kết nạp tổ chức lễ kết nạp đảng viên và làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời tại chi bộ nơi học tập, làm việc.
b) Công nhận đảng viên chính thức:
- Khi đảng viên hết thời gian dự bị, chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời của đảng viên dự bị thực hiện các thủ tục gửi về chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức để xem xét công nhận đảng viên chính thức theo quy định tại điểm 4 của Hướng dẫn này.
Khi có quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy nơi đảng viên sinh hoạt đảng chính thức công bố quyết định trong hội nghị chi bộ; thông báo cho đảng viên và tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời biết.
5.3- Thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng viên.
a) Tuổi đảng của đảng viên được kết nạp lại thực hiện theo quy định tại điểm 5 (5.5), Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, cụ thể như sau:
Đảng viên làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng uỷ cơ sở; đảng uỷ cơ sở thẩm định, báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền. Cấp ủy có thẩm quyền xem xét, ra quyết định tính lại tuổi đảng cho đảng viên, Quyết định được gửi cho đảng viên và lưu hồ sơ.
b) Việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian mất liên lạc với tổ chức Đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng cũng được thực hiện tương tự như trên.
5.4- Trường hợp kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức sai quy định.
Cấp uỷ cấp trên, qua kiểm tra phát hiện thấy việc kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức sai quy định thì xử lý như sau:
a) Nết quyết định kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức không đủ tiêu chuẩn, Điều kiện theo qui định tại Điều 1 Điều lệ Đảng và điểm 5 Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, thì chỉ đạo cấp uỷ ra quyết định phải huỷ bỏ quyết định của mình và thông báo cho chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt xoá tên trong danh sách đảng viên.
b) Nếu quyết định kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức không đúng thẩm quyền và không đúng thủ tục (quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều lệ Đảng và điểm 3 Quy định số 23 – QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, thì cấp uỷ cấp trên quyết định huỷ bỏ quyết định đó và chỉ đạo cấp uỷ có thẩm quyền làm lại các thủ tục theo quy định.
5.5- Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng.
a) Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:
- Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng;
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc của ban chấp hành công đoàn cơ sở;
- Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước;
- Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.
b) Quá 60 tháng, kể từ khi người vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.
6.1- Về việc kết nạp lại người vào Đảng.
Việc xét kết nạp lại người vào Đảng thực hiện theo điểm 5 Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, cụ thể như sau:
a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp lại người vào Đảng:
- Người bị khai trừ, xoá tên, cho ra khỏi Đảng đã có thời gian ít nhất 36 tháng, kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định.
- Người bị án hình sự ít nghiêm trọng (bị phạt 3 năm tù trở xuống) đã có thời gian ít nhất 60 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định xoá án
b) Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng.
6.2- Kết nạp vào Đảng đối với người có đạo.
Thực hiện theo Quy định 123-QĐ/TW ngày 28-9-2004 của Bộ Chính trị khoá IX và Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 08-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương.
6.3- Kết nạp vào Đảng đối với người quan hệ hôn nhân với người nước ngoài.
Thực hiện theo Quy định số 127-QĐ/TW ngày 03-11-2004của Ban Bí thư khoá IX và Hướng dẫn số 41-HD/BTCTW ngày 13-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương.
6.4- Kết nạp đảng viên là người Hoa.
Thực hiện theo Thông tri số 06-TT/TW ngày 02-11-2004 của Ban Bí thư khoá IX và Hướng dẫn số 42-HD/BTCTW ngày 13-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương.
6.5- Thẩm quyền xét kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể.
a) Người đang học tập trung ở trường từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức Đảng nhà trường xem xét kết nạp.
Tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có nhận xét về phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp uỷ nhà trường để có cơ sở xem xét.
b) Người đã tốt nghiởnga trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng địa phương xem xét kết nạp.
c) Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp:
- Nếu làm hợp đồng dưới 12 tháng (có thời hạn) thì tổ chức đảng nơi cư trú xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc.
- Nếu làm hợp đồng từ 12 tháng trở lên (không thời hạn) thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét, kết nạp.
6.6- Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.
Cấp ủy cấp trên giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộnơi có đảng viên giúp đỡ người xin vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
Việc phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên thực hiện theo quy định tại điểm 9 (9.l), Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, cụ thể như sau:
7.1- Phát và quản lý thẻ đảng viên.
a) Đảng viên chính thức có đủ tư cách mới được phát thẻ đảng viên.
Tại thời điểm xét, đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng từ hình thức khiển trách trở lên thì chưa phát thẻ đảng viên. Sau 3 tháng (đối với kỷ luật khiển trách) sau 6 tháng (đối với kỷ luật cảnh cáo), 12 tháng (đối với kỷ luật cách chức) nếu không tái phạm khuyết điểm thì được xét phát thẻ đảng viên.
b) Đảng viên đang bị bệnh tâm thần thì chưa phát thẻ đảng viên.
c) Đảng viên được cộng nhận là đảng viên chính thức tại tổ chức Đảng ở ngoài nước thì do Ban Cán sự đảng ngoài nước xét, làm thẻ đảng viên theo các đợt trong năm; khi trở về nước được Ban Cán sự đảng ngoài nước trao thẻ đảng viên.
d) Đảng viên bị mất thẻ phải kiểm điểm trước chi bộ. Nếu có lý do chính đáng thì được cấp lại thẻ đảng viên, nếu không có lý do chính đáng thì phải xử lý kỷ luật trước khi cấp lại thẻ.
đ) Đảng viên bị hỏng thẻ thì báo cáo với chi bộ để cấp có thẩm quyền đổi lại thẻ đảng viên.
e) Đảng viên hy sinh, từ trần, gia đình của đảng viên đó được giữ lại thẻ đảng viên.
7.2- Về sử dụng thẻ đảng viên.
a) Thẻ đảng viên là giấy chứng nhận quan trọng của đảng viên được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Biểu quyết trong sinh hoạt đảng;
- Trình thẻ đảng viên với cấp uỷ để được tham gia sinh hoạt đảng tạm thời dưới 3 tháng;
- Trình thẻ đảng viên khi làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng; khi ra ngoài nước phải giao thẻ đảng viên cho Ban Cán sự đảng ngoài nước quản lý.
b) Đảng viên hoặc tổ chức đảng khi phát hiện những trường hợp lấy cắp hoặc làm giả thẻ đảng viên phải kịp thời báo cáo với cấp uỷ.
c) Định kỳ 5 năm thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật thẻ đảng viên theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
7.3- Trách nhiệm của các cấp uỷ trong việc phát và quản lý thẻ đảng viên.
a) Cấp uỷ cơ sở: xét và làm thủ tục đề nghị cấp uỷ cấp trên trực tiếp xét phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất hoặc bị hỏng; tổ chức lễ phát thẻ đảng viên; định kỳ hằng năm chi bộ kiểm tra thẻ của đảng viên trong chi bộ.
b) Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng: xét ra quyết định phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất hoặc bị hỏng: lập danh sách đảng viên được phát thẻ trong đảng bộ; tổ chức điền, viết thẻ đảng viên và quản lý sổ phát thẻ đảng viên.
c) Tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp uỷ cấp dưới thực hiện việc phát thẻ đảng viên; nắm tình hình thực hiện, hàng năm sơ kết rút kinh nghiệm về công tác phát thẻ đảng viên và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
Việc quản lý hồ sơ đảng viên thực hiện theo điểm 9 (9.2) Quy định số 23- QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, cụ thể như sau:
8.1- Hồ sơ đảng viên bao gồm:
a) Khi được kết nạp vào Đảng:
+ Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
+ Đơn xin vào Đảng;
+ Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;
+ Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công;
+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có);
+ Tổng hợp ý kiện nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và chi uỷ nơi cư trú đối với người vào Đảng;
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ;
+ Báo cáo của đảng uỷ bộ phận (nếu có);
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng uỷ cơ sở;
+ Quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền;
+ Lý lịch đảng viên;
+ Phiếu đảng viên.
b) Khi đảng viên đã được công nhận chính thức: có thêm các tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới;
+ Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị;
+ Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên được phân công giúp đỡ,
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị;
+ Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ;
+ Báo cáo của đảng uỷ bộ phận (nếu có);
+ Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng uỷ cơ sở;
+ Quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp uỷ có thẩm quyền;
+ Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm;
+ Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có);
+ Các quyết định của cấp có thẩm quyền (đảng, chính quyền, đoàn thể) về Điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng...;
+ Hệ thống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng từ khi vào đảng;
+ Các bản tự kiểm điểm hằng năm và khi chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.
Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.
- Các tài liệu trong hồ sơ đảng viên (trừ phiếu đảng viên được sắp xếp quản lý theo quy định riêng) được ghi vào bản mục lục tài liệu và sắp xếp theo trình tự như trên, đưa vào túi hồ sơ để quản lý; bản mục lục các tài liệu trong hồ sơ đảng viên phải được cấp uỷ quản lý hồ sơ đảng viên kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp uỷ.
Do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, các tài liệu trong hồ sơ đảng viên ở từng thời kỳ có khác nhau, nên hồ sơ đảng viên cần được bổ sung, hoàn chỉnh như sau:
- Đối với những đảng viên được kết nạp vào Đảng từ khi thực hiện Quy định số 29-QĐ ngày 2-6-1997 của Bộ Chính trị khoá VIII đến nay, trong hồ sơ đảng viên phải có đủ các tài liệu như quy định tại điểm 8.1(a, b).
- Đối với những đảng viên được kết nạp vào Đảng trước khi có Quy định số 29-QĐ/TW ngày 2-6-1997 của Bộ Chính trị khoá VIII, thì các cấp uỷ được giao quản lý hồ sơ đảng viên tổ chức kiểm tra, sưu tầm, thu thập bổ sung, các tài liệu còn thiếu trong hồ sơ đảng viên để hoàn thiện hồ sơ đảng viên, sắp xếp, quản lý theo quy định.
Trường hợp đã sưu tầm, thu thập tài liệu nhưng vẫn không đủ các tài liệu trong hồ sơ đảng viên theo quy định, thì đồng chí bí thư của cấp uỷ nơi quản lý hồ sơ đảng viên xác nhận, ký tên đóng dấu vào bản mục lục các tài liệu trong hồ sơ đảng viên thực có đang quản lý, làm cơ sở cho việc quản lý đảng viên và chuyển sinh hoạt đảng chính thức của đảng viên; nếu chưa có xác nhận của cấp uỷ vào bản mục lục nói trên thì chưa tiếp nhận sinh hoạt đảng.
8.3- Yêu cầu quản lý hồ sơ đảng viên.
a) Hồ sơ đảng viên không được tẩy xoá, khi có đủ căn cứ pháp lý, được cấp uỷ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản thì cấp uỷ được giao quản lý hồ sơ mới được sửa chữa vào hồ sơ đảng viên và đóng dấu của cấp uỷ vào nơi sửa chữa. Hồ sơ đảng viên phải được tổ chức đảng quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật.
b) Hồ sơ đảng viên do cấp uỷ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức quản lý, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.
Cấp uỷ quản lý cán bộ lập hồ sơ cán bộ để quản lý theo phân cấp (có thể sao chép nhưng không được rút các tài liệu, tư liệu, giấy tờ gốc trong hồ sơ đảng viên để lập hồ sơ cán bộ). 
c) Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, cấp uỷ nơi đảng viên chuyên đi làm đầy đủ thủ tục, niêm phonh hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với cấp uỷ nơi đảng viên chuyển đến; trường hợp đặc biệt thì do tổ chức đảng chuyển đi.
d) Hồ sơ của đảng viên từ trần hoặc bị đưa ra khỏi Đảng thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng quản lý.
đ) Trường hợp đảng viên cần thay tên, đổi họ hoặc thay ngày tháng năm sinh, khác với đã khai trong lý lịch đảng viên thì thực hiện như sau:
- Đảng viên gửi đến cấp uỷ cơ sở đơn đề nghị và giấy khai sinh gốc của bản thân. Nếu không có giấy khai sinh gốc thì phải có văn bản chính thức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép được thay tên, đổi họ hoặc ngày tháng năm sinh, theo quy định tại các Điều 36, 37, mục 7 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ.
- Cấp uỷ cơ sở xem xét và đề nghị với cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Trường hợp thấy việc đề nghị thay đổi của đảng viên chưa đúng thực tế thì thông báo cho đảng viên và cấp uỷ được giao quản lý hồ sơ đảng viên giữ nguyên họ, tên hoặc ngày tháng năm sinh là đảng viên đã khai trong lý lịch đảng viên.
- Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thay đổi họ, tên hoặc ngày tháng năm sinh thì tổ chức đảng phải sửa đồng bộ các tài liệu trong hệ thống hồ sơ của đảng viên do cấp uỷ các cấp quản lý.
e) Xử lý hồ sơ đảng viên nghi là bị lấy cắp, làm giả:
Tổ chức đảng và đảng viên, nếu phát hiện các trường hợp hồ sơ đảng viên nghi là bị lấy cắp, làm giả hoặc khai man, khai thiếu, không chính xác, phải báo cáo với cấp uỷ có thẩm quyền quản lý đảng viên xem xét làm rõ và xử lý kịp thời.
8.4-  Tổ chức quản lý hồ sơ đảng viên.
a) Xây dựng hồ sơ đảng viên khi đã được kết nạp vào Đảng:
Sau khi chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên, chi uỷ, cấp uỷ cơ sở kịp thời hướng dẫn đảng viên viết lý lịch, phiếu đảng viên theo mẫu quy định để tổ chức đảng quản lý; đảng viên nộp 2 ảnh chân dung (cỡ 3x4) để dán vào lý lịch và phiếu đảng viên.
b) Tiếp nhận hồ sơ đảng viên từ nơi khác chuyển đến:
Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng từ nơi khác đến, tổ chức đảng phải kiểm tra chặt chẽ theo bảng kê danh mục các tài liệu có trong hồ sơ, vào sổ theo dõi, sắp xếp, quản lý.
c) Bổ sung hồ sơ đảng viên theo định kỳ:
- Khi đảng viên chuyển sinh hoạt chính thức và định kỳ hằng năm, đảng viên phải ghi bổ sung những thay đổi về: trình độ (lý luận chính trị, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính...), đơn vị, chức vụ công tác, nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật, hoàn cảnh gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, các con...) để tổ chức đảng bổ sung vào hồ sơ đảng viên và đóng dấu của cấp uỷ vào chỗ đã bổ sung.
- Cấp uỷ cơ sở ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, rồi chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng bổ sung vào phiếu đảng viên, 1ý lịch đảng viên, danh sách đảng viên và cơ sở dữ liệu đảng  viên, lưu giữ phiếu bổ sung cùng với hồ sơ đảng viên, nếu cấp uỷ cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên thì chuyển phiếu cho cấp uỷ cơ sở.
đ) Quản lý hồ sơ đảng viên khi tổ chức đảng bị giải tán, giải thể, sáp nhập hoặc chia tách:
Hồ sơ của đảng viên ở những tổ chức đảng bị giát tán, giải thể, sáp nhập hoặc chia tách do cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó kiểm tra, thu nhận quản lý và xử lý theo quy định.
đ) Nghiên cứu, khai thác hồ sơ đảng viên:
- Cán bộ, đảng viên muốn nghiên cứu hồ sơ đảng viên phải được sự đồng ý của cấp uỷ quản lý hồ sơ và thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ quản lý hố sơ đảng viên.
- Việc nghiên cứu hồ sơ đảng viên được tiến hành tại phòng hồ sơ. Trường hợp đặc biệt muốn mượn hoặc cần sao chụp hồ sơ đảng viên để nghiên cứu thì phải được cấp uỷ quản lý hồ sơ đồng ý. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ đảng viên tuyệt đối không được tẩy xoá, sửa chữa hoặc ghi thêm, đưa thêm hoặc rút bớt tài liệu trong hồ sơ.
- Khi đảng viên xem hồ sơ của mình, nếu thấy có vấn đề gì chưa đồng tình thì phải báo cáo với cấp uỷ quản lý hồ sơ xem xét, giải quyết.
- Cán bộ được giao quản lý hồ sơ đảng viên phải lưu giấy giới thiệu, có sổ theo dõi, ghi rõ ngày tháng năm, họ tên, đợn vị của người đến nghiên cứu hồ sơ. Người được cấp uỷ cho mượn hồ sơ để nghiên cứu phải ký mượn vào sổ theo dõi và trả lại hồ sơ theo đúng thời gian được mượn hồ sơ.
e) Sắp xếp, bảo quản hồ sơ đảng viên:
Hệ thống sổ theo dõi, quản lý hồ sơ đảng viên gồm:
+ Sổ danh sách đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ (cả đảng viên chính thức và dự bị).
+ Sổ đảng viên đã ra khỏi Đảng (xin ra, xoá tên, khai trừ).
+ Sổ đảng viên đã từ trần.
+ Sổ theo dõi giao nhận hồ sơ đảng viên và mượn đọc hồ sơ đảng viên.
- Hồ sơ đảng viên được sắp xếp theo yêu cầu dễ tìm, dễ thấy và dễ bảo quản theo từng loại hồ sơ đảng viên ở mỗi cấp quản lý.
- Nơi lưu giữ hồ sơ đảng viên phải có phương tiện chống mối mọt, ẩm ướt, phòng hoả, lũ lụt; thực hiện đúng chế độ phòng gian, bảo mật.
- Định kỳ 6 tháng phải đối chiếu danh sách đảng viên với số lượng hồ sơ đảng viên, kịp thời phát hiện những tài liệu trong hồ sơ đảng viên bị hư hỏng để xử lý ngay. Khi thay đổi cán bộ quản lý phải có biên bản giao nhận chặt chẽ đúng quy định.
g) Quản lý, sử dụng phiếu đảng viên:
- Phiếu đảng viên do cấp uỷ huyện và tương đương quản lý (thay cho sơ yếu lý lịch đảng viên M2) theo thứ tự trọng danh sách đảng viên của từng tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Sơ yếu lý lịch M2 được chuyển về lưu giữ cùng với hồ sơ đảng viên (không được thanh lý).
- Khi đảng viên chuyển sinh hoạt chính thức ra khỏi đảng bộ huyện và tương đương thì phiếu đảng viên được chuyển giao cùng với hồ sơ đảng viên đến đảng bộ mới để quản lý (đảng viên không phải khai lại phiếu đảng viên).
8.5- Trách nhiệm của đảng viên và cấp uỷ về xây dựng và quản lý hồ sơ đảng viên.
Đối với đảng viên:
- Phải tự khai lý lịch, phiếu đảng viên của mình một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, trung thực theo quy định.
- Định kỳ hằng năm hoặc khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức phải ghi đầy đủ những thay đổi của mình vào ''phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên'', báo cáo chi uỷ, chi bộ.
- Bảo quản, giữ gìn cẩn thận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, không làm hỏng, không cho người khác mượn; nếu để mất, làm hỏng hồ sơ đảng viên phải báo cáo cấp uỷ rõ lý do để mất, làm hỏng kèm theo bản xác nhận của cấp uỷ hoặc công an xã, phường,... nơi bị mất, làm hỏng hồ sơ đảng viên để được xem xét, làm lại hồ sơ đảng viên.
b) Đối với cấp cơ sở:
- Chi uỷ, chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có) quản lý ''Sổ danh sách đảng viên''.
- Cấp uỷ cơ sở quản lý ''Hồ sơ đảng viên'' và “Sổ danh sách đảng viên”, theo đúng quy định về sử dụng, bảo quản hồ sơ đảng viên; hướng dẫn, kiểm tra, thu nhận ''Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên'' của đảng viên, ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở, chuyển phiếu bổ sung lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp; định kỳ (3 tháng l lần) kiểm tra, bổ sung danh sách đảng viên; kịp thời viết ''Phiếu báo đảng viên đã hy sinh, từ trần'' và ''Phiếu báo đảng viên ra khỏi Đảng'', chuyên giao cùng với hồ sơ đảng viên đã từ trần, đã bị đưa ra khỏi Đảng lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp; xét, lập hồ sơ đảng viên của đảng viên bị mất, bị hỏng và báo cáo cấp uỷ cáp trên.
c) Đối với cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng:
- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các tổ chức Đảng trực thuộc. Chỉ giao hồ sơ đảng viên cho cấp uỷ cơ sở quản lý khi có đủ điều kiện về phương tiện bảo quản và có cán bộ thực hiện việc quản lý; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận chặt chẽ.
- Quản lý ''Phiếu đảng viên'', “Sổ danh sách đảng viên'' của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị và hồ sơ của đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng chưa được giao quản lý; hồ sơ đảng viên hy sinh, từ trần và hồ sơ đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng.
- Định kỳ hằng năm  kiểm tra danh sách đảng viên ở các cấp uỷ cơ sở trực thuộc và báo cáo lên ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương về các biến động của đội ngũ đảng viên theo các mẫu biểu báo cáo đã quy định.
d) Đối với ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp uỷ cấp dưới; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm nghiệp vụ quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp trực thuộc.
- Hằng năm tổ chức đối khớp và rút kinh nghiệm về công tác quản lý hồ sơ đảng viên và báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.
Việc chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định tại điểm 9 (9.3) Quy định số - QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, cụ thể như sau:
9.1- Trách nhiệm của đảng viên và cấp uỷ về chuyển sinh hoạt đảng.
a) Đối với đảng viên:
- Đảng viên phải xuất trình quyết định của cấp có thẩm quyền cho chuyển công tác, thay đổi nơi cư trú và bản tự kiểm điểm về ưu, khuyết điểm thực hiện nhiệm vụ đảng viên trong một năm trước thời điểm chuyển sinh hoạt đảng chính thức  hoặc sinh hoạt đảng tạm thời đến đảng bộ mới.
- Đảng viên phải bảo quản cẩn thận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, nếu để mất giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và hồ sơ thì phải báo cáo ngay với cấp uỷ nơi làm thủ tục trước đó (tường trình rõ lý do mất và bản xác nhận của công an xã, phường hoặc huyện, quận... nơi bị mất hồ sơ chuyển sinh hoạt) để cấp uỷ xem xét và giới thiệu với cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi xét lập lại hồ sơ đảng viên và làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng.
b) Đối với cấp uỷ cơ sở:
- Chi uỷ, chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có) trực tiếp làm thủ tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên và giao cho bí thư, phó bí thư của cấp uỷ ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
- Đảng uỷ cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; nhận xét, đóng dấu chứng nhận vào bản kiểm điểm đảng viên; xét cấp lại và chuyển sinh hoạt đảng và giao cho bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ của cấp uỷ ký giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng. 
c) Đối với cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về giới thiệu sinh hoạt đảng ở các cấp uỷ trực thuộc; xử lý các trường hợp đảng viên chậm nộp hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng; đồng chí bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ, trưởng ban tổ chức của cấp uỷ ký giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng và đóng dấu của cấp uỷ.
Các cấp uỷ các trên của tổ chức cơ sở đảng (sư đoàn, quân khu, quân binh chủng...) trong Đảng bộ Quân đội do đồng chí bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ ký và đóng dấu của cấp uỷ, hoặc lãnh đạo cơ quan chính trị, cơ quan tổ chức trong quân đội ký và đóng dấu của cơ quan chính trị. Cấp uỷ cấp trên của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Công an do đồng chí bí thư, phở bí thư, uỷ viên thường vụ ký và đóng dấu của cấp uỷ; cơ quan xây dựng lực lượng công an nhân dân ký, đóng dấu của cơ quan xây dựng lực lượng, lưu ký thừa lệnh ban thường vụ cấp uỷ thì đóng dấu cấp uỷ.
- Chỉ đạo ban tổ chức cấp uỷ thực hiện thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng, viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng và sử dụng, quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng.
d) Đối với tỉnh uỷ và tương đương:
- Chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc thực hiện quy định của Trung ương về giới thiệu sinh hoạt đảng. Tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương được uỷ nhiệm cho ban tổ chức của cấp mình; Đảng uỷ Quân sự Trung ương được uỷ nhiệm cho Tổng cục Chính trị hoặc Cục Tổ chức; Đảng uỷ Công an Trung ương được uỷ nhiệm cho Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân; Ban Cán sự đảng ngoài nước được uỷ nhiệm cho Vụ Tổ chức và Văn phòng làm nhiệm vụ giới thiệu sinh hoạt đảng cho tổ chức đảng và đảng viên.
- Các cơ quan của cấp uỷ được giao nhiệm vụ nêu trên có trách nhiệm giúp cấp uỷ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc, thủ tục về giới thiệu sinh hoạt đảng ở cấp uỷ cấp dưới; bồi dưỡng cán bộ làm nghiệp vụ; hằng năm rút kinh nghiệm về công tác giới thiệu sinh hoạt đảng, báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.
- Thẩm quyền ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng:
+ Ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương do trưởng ban, phó trưởng ban ký và đóng dấu.
+ Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân do lãnh đạo Tổng cục và Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Công tác đảng ký và đóng dấu.
+ Tổng cục Chính trị do lãnh đạo Tổng cục Chính trị ký, đóng dấu của Tổng cục Chính trị. Nếu lãnh đạo Cục Tổ chức và Trưởng phòng Quản lý đảng viên ký thì đóng dấu của Cục.
+ Ban Cán sự đảng ngoài nước do Bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ hoặc lãnh đạo Vụ Tổ chức, Văn phòng ký và đóng dấu.
Các đồng chí được ký giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng nêu trên phải bảo đảm các nguyên tắc, thủ tục chuyển sinh hoạt đảng và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.
đ) Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức hoặc tạm thời từ tổ chức đảng ở trong nước ra tổ chức đảng của ta ngoài nước và đảng viên ở ngoài nước trở về nước, thì Ban Cán sự đảng ngoài nước làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên.
9.2- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng.
9.2.1- Chuyển sinh hoạt Đảng chính thức (cắt khỏi đảng số của đảng bộ):
a) Ở trong nước:
Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang một đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài; đảng viên đi công tác biệt phái hoặc đến làm hợp đồng không thời hạn từ 12 tháng trở lên ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và hội quần chúng, thì giải quyết việc chuyển sinh hoạt đảng như sau:
+ Ở những nơi có tổ chức đảng: được chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên đến làm việc hoặc nơi cư trú lâu dài.
+ Ở những nơi chưa có tổ chức đảng: nếu cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp... ở quá xa nơi đảng viên thường trú, thì được chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ nơi đảng viên tạm trú. Trường hợp đảng viên đến làm việc ở gần nơi thường trú, thì đảng viên vẫn sinh hoạt ở đảng bộ cũ.
- Đảng viên là học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường ở trong nước từ 3 tháng trở lên mà chưa có nơi tạm nhận làm việc thì đảng uỷ nhà trường giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú.
b) Ra ngoài nước:
- Đảng viên được cử đi công tác, học tập, lao động, được cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước cho đi thăm người thân... ở ngoài nước từ 12 tháng trở lên, nếu ở đó chưa có tổ chức đảng thì giải quyết việc chuyển sinh hoạt đảng như sau:
+ Đảng viên đi đơn lẻ thì Ban Cán sự đảng ngoài nước trực tiếp hướng dẫn về sinh hoạt đảng. Khi đảng viên ở ngoài nước về phải có bản tự kiểm điểm trong thời gian ở ngoài nước về tư cách đảng viên và thực hiện nhiệrn vụ được giao, có xác nhận của tổ chức đảng hoặc cơ quan đại diện của ta ở nước sở tại, các trương hợp khác thực hiện theo hướng dẫn của Ban Cán sự đảng ngoài nước.
+ Đảng viên ra ngoài nước theo đoàn có từ 3 đảng viên chính thức trở lên thì Ban Cán sự đảng ngoài nước ra quyết định thành lập chi bộ đảng, chỉ định chi uỷ lâm thời, giao nhệm vụ cho chi bộ trong thời gian ở ngoài nước. Khi đảng viên trở về chi uỷ nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên để Ban Cán sự đảng ngoài nước xem xét, giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên về sinh hoạt đảng ở trong nước.
9.2.2- Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời (không cắt đảng số ở đảng bộ):
Việc chuyển sinh hoạt đảng tạm thời được thực hiện đối với các trường hợp sau:
a)  Ở trong nước:
Đảng viên đi công tác, học tập, làm việc (kể cả công tác biệt phái), làm hợp đồng thay đổi nơi cư trú ở trong nước; đảng viên là cán bộ công nhân viên ở các doanh nghiệp, là xã viên hợp tác xã vì không có việc làm phải về cư trú nghỉ chờ việc làm... trong thời gian từ 3 thàng đến 12 tháng; đảng viên được cử đi học ở các trường trong nước từ 3 tháng đến 24 tháng, sau đó lại trở về đơn vị cũ.
b)  Ra ngoài nước:
Đảng viên đi công tác, học tập lao động, chữa bệnh, đi thăm người thân ở nước ngoài... (được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép) từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, sau đó lại trở về nước.
9.3- Việc quản lý sinh hoạt đảng và chuyển sinh hoạt đảng trong một số trường hợp cụ thể.
 a) Việc quản lý sinh hoạt của đảng viên hoạt động xa nơi cư trú, làm việc lưu động, không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng: đảng viên đi làm việc lưu động ở các địa phương trong nước, việc làm không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng, không có điều kiện trở về tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng, thì đảng viên phải làm đơn báo cáo chi bộ xem xét.
Nếu lý do đảng viên đi ra ngoài địa phương nơi cư trú (vì việc làm hoặc vì việc riêng) là chính đáng và thời gian dưới 12 tháng, thì chi bộ xét đề nghị đảng uỷ cơ sở cho đảng viên được tạm miễn sinh hoạt đảng và công tác trong thời gian đó. Đảng viên phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương nơi đến và giữ gìn tư cách đảng viên, đóng đảng phí theo quy định; hết thời gian phải có nhận xét của cơ quan, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp...) ở các nơi đến để chi bộ bố trí trở lại sinh hoạt chi bộ. Nếu nơi đến không thực hiện được việc đăng ký tạm trú, hết thời gian trên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo chi bộ để chi bộ xét trở lại sinh hoạt đảng.
Trường hợp đảng viên cần tiếp tục đi thêm đợt mới, thì phải có đơn báo cáo với chi bộ xem xét, quyết định.
b) Việc chuyển sinh hoạt đảng đối với đảng viên là cán bộ nghỉ trước tuổi, chờ đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ quy định của Đảng và Nhà nước: 
Trong thời gian đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu thì được chuyển sinh hoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi cư trú; nếu đảng viên có yêu cầu, chi bộ xét cho miễn sinh hoạt đảng. Sau khi cấp có thẩm quyền làm xong thủ tục nghỉ hưu (cấp sổ hưu trí), tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú.
c) Việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên do yêu cầu công tác phải chuyển tiếp hoặc do tổ chức đảng nơi đảng viên chuyển đi giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng sai địa chỉ:
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng đến không ghi vào giấy giới thiệu sinh hoạt đảng của đảng viên, làm công văn riêng kèm theo hồ sơ đảng viên để giới thiệu đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng sẽ chuyển đến.
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên chuyển đến căn cứ công văn và hồ sơ đảng viên xem xét, làm thủ tục tiếp nhận sinh hoạt đảng cho đảng viên.
d) Chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên ở tổ chức đảng bị giải tán hoặc giải thể:
- Đảng viên ở chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở bị giải tán thì cấp uỷ cơ sở làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến nơi sinh hoạt mới.  
- Đảng viên ở đảng bộ, chi bộ cơ sở bị giải tán thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng căn cứ hồ sơ đảng viên giới thiệu đảng viên đến đảng bộ mới theo trình tự, thủ tục quy định để được tham gia sinh hoạt đảng. Tổ chức đảng giải thể thì thực hiện việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên sau khi có quyết định giải thể.
đ) Việc giới thiệu và quản lý đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở nơi cư trú:
Việc giới thiệu đảng viên đang công tác về nơi cư trú thực hiện theo quy định tại điểm l, Điều 3 Quy định số 76 - QĐ/TW ngày 15-6-2000 của Bộ Chính trị khoá VIII; quy định cụ thể thêm một số điểm như sau: 
+ Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên đang công tác giới thiệu đảng viên và giữ mối liên hệ với cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên cư trú (không phân biệt nơi cư trú của đảng viên ở trong hay ngoài phạm vi của đảng bộ tỉnh, thành phố)
+ Cấp uỷ cơ sở nơi cư trú của đảng viên tiếp nhận đảng viên, vào sổ theo dõi và thông báo cho chi uỷ chi bộ nơi cư trú của đảng viên theo dõi, quản lý, giúp đỡ đảng viên hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 Quy định số 7-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
- Tổ chức theo dõi, quản lý đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên lạc với chi uỷ, đảng uỷ nơi cư trú như sau:
+ Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên đang làm việc lập sổ theo dõi việc giới thiệu đảng viên về nơi cư trú, tập hợp ý kiến nhận xét đảng viên của chi uỷ, đảng uỷ cơ sở nơi cư trú và chỉ đạo chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt xem xét, xử lý những vấn đề có liên quan đến đảng viên. 
+ Cấp uỷ cơ sở nơi cư trú của đảng viên chỉ đạo chi bộ trực thuộc theo dõi, quản lý đảng viên; định kỳ hằng năm và khi cần thiết thông báo với cấp uỷ, chi bộ nơi đảng viên đang làm việc về tình hình đảng viên thực hiện nhiệm vụ ở nơi cư trú (trực tiếp hoặc bằng văn bản) theo Hướng dẫn số 23 - HD/BTCTW ngày 14-10-2003 của Ban Tổ chức Trung ương.
9.4- Sử dụng, bảo quản giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
Các loại giấy giới thiệu sinh loạt đảng do Ban Tổ chức Trung ương phát hành thống nhất và chỉ được sử dụng để giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng. Khi sử dụng, các cấp uỷ phải dùng đúng mẫu và ghi đúng vị trí từng ô trong giấy giới thiệu sinh hoạt đảng. Định kỳ hằng năm, ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương báo cáo Bản Tổ chức Trung ương về tình hình sử dụng, bảo quản giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
9.5- Thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên ở những nơi thành lập mới, chia tách hoặc sát nhập.
9.5.1- Việc chuyển giao các tổ chức đảng giữa đảng bộ tỉnh, thành phố với đảng uỷ khối ở Trung ương phải được sự đồng ý bằng vản bản của Ban Tổ chức Trung ương.
9.5.2- Sau khi cấp uỷ có thẩm quyền quyết định thành lập mới, chia tách hoặc sáp nhập tổ chức đảng thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp tiến hành làm thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên trong mỗi cấp như sau:
a) Đối với chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở:
- Nếu trong phạm vi đảng bộ cơ sở, thì đảng uỷ cơ sở ra quyết định chuyển giao tổ chức và đảng viên; chi uỷ chi bộ nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ chính sách đảng viên của chi bộ và cùng ký tên vào biên bản.
- Nếu ngoài phạm vi đảng bộ cơ sở, thì cấp uỷ huyện và tương đương làm công văn chuyển giao tổ chức và đảng viên; đảng uỷ cơ sở nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của chi bộ, kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của cấp uỷ nơi giao, nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
b) Đối với đảng bộ cơ sở:
+ Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng làm công văn chuyển giao tổ chức và đảng viên, gửi cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng đó sau khi đã chia tách hoặc sáp nhập.
+ Ban tổ chức của cấp uỷ huyện và tương đương nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên kèm theo hồ sơ đảng viên ký tên, đóng dấu của ban tổ chức nơi giao và nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
c) Đối với đảng bộ huyện và tương đương:
- Trong phạm vi đảng bộ trực thuộc Trung ương:
+ Cấp uỷ trực thuộc Trung ương làm công giao tổ chức và đảng viên, gửi các huyện uỷ và tương đương nơi được chia tách hoặc sáp nhập.
 + Ban Tổ chức của cấp uỷ nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của tổ chức cơ sở đảng trực thuộc kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của ban tổ chức nơi giao và nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
- Ngoài phạm vi đảng bộ trực thuộc Trung ương:
+ Cấp uỷ trực thuộc Trung ương có đảng bộ huyện và tương đương chia tách hoặc sáp nhập làm công văn chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên gửi cấp uỷ trực thuộc Trung ương nơi tiếp nhận đảng bộ huyện và tương đương được chia tách và sáp nhập.
+ Ban Tổ chức của cấp uỷ trực thuộc Trung ương nơi giáo và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của ban tổ chức nơi giao nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
đ) Đối với đảng bộ tỉnh và tương đương:
- Sau khi có quyết định của Trung ương, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng ủy trực thuộc Trung ương nơi trước khi chia tách hoặc sáp nhập làm công văn chuyển giao tổ chức và đảng viên, gửi tỉnh uỷ và tương đương nơi được chia tách hoặc sáp nhập.
- Ban tổ chức của các cấp uỷ nêu trên, lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của ban tổ chức nơi giao và nơi nhận.
Đối với đảng bộ trực thuộc cấp ủy trực thuộc Trung ương mà đảng viên trong đảng bộ đó có sự thay đổi về mặt tổ chức khi chia tách hoặc sáp nhập thì ban tổ chức của cấp uỷ trực thuộc Trung ương trước khi chia tách hoặc sáp nhập lập danh sách đối với số đảng viên được chuyển về các đảng bộ trực thuộc Trung ương mới sau khi chia tách, sáp nhập.
10.1- Điều 8 (điểm 1): Việc xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên.
a) Chi bộ xem xét, đề nghị lên đến cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: đảng viên bỏ sinh hoạt hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu: không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục, sau thời gian phấn đấu 12 tháng mà  không tiến bộ.
b) Thủ tục xem xét:
- Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi uỷ đã yêu cầu đến lần thứ 3 mà đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó. 
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có), đảng uỷ cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xoá tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét như hướng dẫn tại điểm 4 (4.6) của Hướng dẫn này.
c) Giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên: thực hiện theo quy định tại điểm 11 Quy định số 23- QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị.
10.2- Điều 8 (điểm 3): Đảng viên xin ra khỏi Đảng.
a) Đối tượng và thủ tục:
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra  khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có), đảng uỷ cơ sở xem xét, báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xét quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.
b) Đảng viên đã được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp uỷ có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng'' cho những người đó.
1l.l- Đối với đại hội đảng bộ, chi bộ tiến hành theo nhiệm kỳ, thực hiện đầy đủ các nội dung mà Điều lệ Đảng quy định, thì nhiệm kỳ được tính theo thời điểm tiến hành đại hội. Số thứ tự đại hội tiếp nối theo thứ tự các nhiệm kỳ trước.
11.2- Những đảng bộ, chi bộ do chia tách, sáp nhập thì cách tính số thứ tự nhiệm kỳ đại hội là: số thứ tự đại hội qua các thời kỳ lịch sử (kể cả thời gian chia tách, sáp nhập) cộng thêm nhiệm kỳ hiện tại; đảng bộ, chi bộ được thành lập mới thì tính theo nhiệm kỳ mới.
Ví dụ:
Đảng bộ huyện X có thời gian trước khi chia tách, sáp nhập là 10 nhiệm kỳ + thời gian chia tách, sáp nhập 3 nhiệm kỳ + nhiệm kỳ hiện tại là đại hội lần thứ 14.
-   Một đảng bộ, chi bộ được tách làm hai thì hai đảng bộ, chi bộ mới được tính nhiệm kỳ liên tiếp như nhau.
-   Một đảng bộ, chi bộ mới được thành lập từ nhiều đơn vị khác nhau tính nhiệm kỳ đầu tiên.
12.1- Đối với các đảng bộ tiến hành đại hội 2 vòng:
a) Đại biểu dự đại hội vòng 2 gồm các đại biểu đã dự đại hội vòng l còn đủ tư cách. Trong thời gian từ đại hội vòng l đến vòng 2, nếu đảng viên không phải là đại biểu dự đại hội vòng 1, được cấp trên chỉ định bổ sung vào cấp uỷ, thì các đồng chí đó là đại biểu đương nhiên của đại hội, được cộng vào tổng số đại biểu triệu tập. Nếu đảng bộ, chi bộ thiếu đại biểu thì có thể bầu bổ sung cho đủ số lượng được phân bổ thông qua hội nghị đảng bộ, chi bộ.
b) Các đại biểu dự khuyết đã thay đại biểu chính thức trong đại hội vòng l và đã được đại hội công nhận thì vẫn dự đại hội vòng 2 với tư cách là đại biểu chính thức (nếu còn đủ tư cách).
c) Sau đại hội vòng l, nếu có đại biểu chuyển công tác, sinh hoạt đảng ra ngoài đảng bộ, thì đảng bộ đó được cử đại biểu dự khuyết thay. Nếu chuyển công tác, sinh hoạt đảng sang đơn vị khác nhưng trong cùng đảng bộ, thì cấp uỷ triệu tập đại hội vẫn triệu tập đồng chí đó về dự đại hội vòng 2.
d) Trường hợp sau đại hội vòng l có tổ chức cơ sở đảng được chuyển từ đảng bộ này sang đảng bộ khác, thì đoàn đại biểu của tổ chức cơ sở đó được tham dự đại hội vòng 2 của đảng bộ mới (nếu có). Đoàn chủ tịch phải báo cáo việc này với đại hội.
e) Trường hợp 2 tổ chức đảng hợp nhất mà vẫn ở trong cùng một đảng bộ, thì 2 đoàn đại biểu của 2 tổ chức đảng đó hợp nhất thành một đoàn để dự đại hội cấp trên.
g) Trường hợp một tổ chức đảng tách làm hai mà vẫn trong cùng một đảng bộ, thì đoàn đại biểu cũng được tách ra làm 2 đoàn để đi dự đại hội cấp trên. Nếu cần, cấp uỷ triệu tập đại hội hướng dẫn cho đảng bộ cấp dưới được bầu bổ sung đại biểu. 
h) Trường hợp ở đại hội vòng l, do không tổ chức được đại hội nên cấp uỷ triệu tập đại hội đã chỉ định đại biểu đi dự đại hội cấp trên; đến đại hội vòng 2, nếu có điều kiện để tổ chức đại hội, cấp uỷ cấp trên cần hướng dẫn để đại hội đảng bộ bầu đại biểu đến dự đại hội vòng 2 của đại hội đảng bộ cấp trên thay cho đại biểu được chỉ định đã dự đại hội vòng l.
i) Đảng bộ nào tại đại hội vòng l bầu không đúng nguyên tắc, thủ tục, có đồng chí không được công nhận là đại biểu, hoặc bầu thiếu đại biểu, thì đến đại hội vòng 2 cấp uỷ cấp trên hướng dẫn để đảng bộ cấp dưới bầu bổ sung cho đủ số lượng đại biểu đã được phân bổ. Nếu bầu không đủ đại biểu chính thức thì không được cử đại biểu dự khuyết thay thế.
k) Đại hội vòng l đã biểu quyết thông qua việc thẩm tra tư cách đại biểu, đến đại hội vòng 2 ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo với đại hội về kết quả thẩm tra những đại biểu bị khiếu nại, tố cáo mà ở đại hội vòng l không đủ thời gian xem xét, kết luận. Những đại biểu vi phạm kỷ luật đến mức bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, bị truy tố trước pháp luật hoặc bị tạm giam, thì cấp uỷ không triệu tập đồng chí đó đến dự đại hội và báo cáo để đoàn chủ tịch trình đại hội.
12.2- Đại biểu đã được bầu dự đại hội đảng bộ cấp trên, khi thay đổi công tác sang đảng bộ khác nhưng cùng trực thuộc đảng bộ cấp trên, thì tham gia đoàn đại biểu đảng bộ cũ; nếu được cử làm trưởng đoàn cần sinh hoạt với đoàn đại biểu đảng bộ mới thì chuyển đại biểu về sinh hoạt tại đoàn đại biểu mới; đảng bộ cũ không cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu đó.
12.3- Thành viên đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu ở vòng 2: là những thành viên của đại hội vòng 1, trừ trường hợp chuyển công tác ra ngoài đảng bộ hoặc vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 11 (điểm 5) Điều 1ệ Đảng; riêng thành viên ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội, nếu vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên thì không giao nhiệm vụ này tại đại hội vòng 2. Đại hội bầu bổ sung số thiếu.
12.4-Việc đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên chyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về tham dự đại hội. Cấp uỷ cấp triệu tập đại hội phải thông báo và triệu tập số đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về dự đại hội. Nếu về dự đại hội, số đảng viên này được tính vào tổng số đảng viên dự đại hội, nếu không về dự đại hội thì không tính vào tổng số đảng viên dự đại hội để tính kết quả bầu cử trong đại hội.
12.5- Việc tham gia cấp uỷ nơi sinh hoạt chính thức của cấp uỷ viên được cử đi học.
Cấp uỷ viên được cử đi học, đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đến trường thì đồng chí đó vẫn tính trong đảng số của đảng bộ và vẫn là cấp uỷ viên của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức. Cấp uỷ viên đi học dài hạn, đã chuyển sinh hoạt chính thức đến trường thì thôi tham gia cấp uỷ; nếu cần cơ cấu vào cấp uỷ khoá mới thì đồng chí đó phải chuyển sinh hoạt chính thức về đảng bộ nơi cử đi học và thực hiện các thủ tục để giới thiệu tham gia cấp uỷ hoặc được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như các đảng viên khác.

13.1- Đại hội đảng đảng bộ có thể tiến hành hai phiên, phiên trù bị và phiên chính thức.
a) Trong phiên trù bị thực hiện các nội dung sau: bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy chế bầu cử, quy chế làm việc, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu.
b) Trong phiên chính thức thực hiện những nội dung quy định tại các điều 15, l8, 22, 24 của Điều lệ Đảng, phù hợp với mỗi cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và tương đương, cơ sở.
- Trên cùng là khẩu hiệu: Đảng Cộng sản Việt Nam Quang vinh muôn năm; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải).
- Các khẩu hiệu hành động của đảng bộ.
- Dưới là tiêu đề đại hội:
- Đảng bộ A...
- Đại hội lần thứ...
Nhiệm kỳ... (Nếu đại hội 2 vòng thì ghi “Vòng l”, “Vòng 2”).
Ví dụ: Đảng bộ huyện A.
Đại hội lần thứ XX.
Nhiệm kỳ 2006 - 2010.
d) Các bước tiên hành đại hội:
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu đã bầu ở phiên trù bị thì mời lên làm việc).
- Diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Đọc báo cáo chính trị.
- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu (ở đại hội đảng viên báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội).
- Thảo luận báo cáo chính trị và văn kiện cấp trên (nếu có).
- Phát biểu của đại diện cấp uỷ cấp trên (tuỳ điều kiện cụ thể để bố trí trình tự cho phù hợp).
- Thực hiện việc bầu cử (bầu ban kiểm phiếu và thực hiện các công việc theo quy trình bầu cử).
- Thông qua nghị quyết đại hội và chương trình hành động.
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
13.2- Đối với đại hội đảng bộ, chi bộ chưa hết nhiệm kỳ, chỉ thực hiện các nội dung: bổ sung phương hướng, nhiệm vụ, thảo luận văn kiện cấp trên, bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, thì nói chung trình tự các bước tiến hành đại hội vẫn như trên, riêng tiêu đề đại hội ghi (ví dụ):
Đảng bộ huyện A.
Đại hội tiến tới Đại hội... (tên đảng bộ cấp trên).
Một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
14.1- Đối với đảng uỷ cơ sở xã, phường, thị trấn, đại hội đảng bộ quyết định bầu từ 9 cấp uỷ viên trở lên, nhưng khi bầu không đủ 9 cấp uỷ viên, thì cấp uỷ cấp trên chỉ đạo củng cố, xem xét chỉ định bổ sung cấp uỷ viên để có đủ điều kiện bầu ban thường vụ cấp uỷ.
14.2- Khi thật cần thiết, do không bầu được bí thư, cấp uỷ cấp trên có thể chỉ định đảng viên trong hoặc ngoài đảng bộ, chi bộ tham gia cấp uỷ và trực tiếp làm bí thư.
14.3- Những đồng chí đã được đại hội giới thiệu vào danh sách bầu cử nhưng không trúng cử tại đại hội như cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định việc chỉ định bổ sung vào cấp ủy thì cần đánh giá, cân nhắc kỹ về uy tín, năng lực, cơ cấu cụ thể từng trường hợp và chỉ xem xét khi có ít nhất trên một nửa số cấp ủy viên đương nhiệm thống nhất giới thiệu.
14.4- Những nơi đại hội bầu thiếu trên một nửa cấp uỷ viên so với sổ lượng đại hội quyết định thì việc chỉ định bổ sung phải được xem xét thực hiện từng bước để bảo đảm chất lượng.
14.5- Việc chỉ định tăng thêm cấp uỷ viên ở đảng bộ cấp trên cơ sở qúa 10%; cấp cơ sở quá 20% so với số lượng cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định thì cấp uỷ trực thuộc Trung ương đề nghị, Ban Tổ chức Trung ương trả lời bằng văn bản.
15.1 Nhiệm vụ của chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí, theo dõi giúp đỡ quần chúng ưu tú, cảm tình đảng và đảng viên dự bị theo yêu cầu của tổ chức đảng nơi người đó công tác chính thức; thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp ủy cấp trên giao.
Chi uỷ, bí thư, phó bí thư do cấp uỷ cấp trên chỉ định.
15.2- Đảng viên sinh hoạt trong chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời không thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan lãnh đạo, bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên của tổ chức đảng nơi sinh hoạt tạm thời.
16.1- Tổ chức cơ sở đảng không thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách, cấp ủy phân công cấp ủy viên phụ trách các mặt công tác văn phòng, tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra; các thành viên nói chung đều kiêm nhiệm.
Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có dưới 200 đảng viên không bố trí cán bộ chuyên trách, có từ 200 đảng viên trở lên có thể được bố trí cán bộ chuyên trách, do tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp quyết định cụ thể.
16.2- Đảng bộ được giao quyền cấp trên cơ sở được các cơ quan tham mưu chuyên trách giúp việc, bố trí cán bộ chuyên trách. Đối với đảng bộ có dưới 1.000 (một ngàn) đảng viên, số cán bộ chuyên trách ở các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng uỷ được bố trí không qúa 3 người; đảng bộ có trên 1.000 đảng viên không quá 5 người; số lượng cán bộ chuyên trách cụ thể do cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định.
Trường hợp có yêu cầu cao hơn số biên chế nên trên thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
16.3. Biên chế chuyên trách công tác đảng ở doanh nghiệp do lãnh đạo doanh nghiệp quyến định và tự trả lương.
17.1-  Tặng Huy hiệu Đảng:
a) Xét tặng Huy hiệu Đảng:
- Đảng viên có đủ 30, 40, 50, 60, 70, 80 năm tuổi đảng được xét tặng huy hiệu Đảng. Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu Đảng, đảng viên bị kỷ luật về Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội từ hình thức khiển trách trở lên thì chưa xét tặng; sau 3 tháng đối với kỷ luật khiển trách, 6 tháng đối với kỷ luật cảnh cáo, 12 tháng đối với kỷ luật cách chức, nếu không tái phạm khuyết điểm sẽ được xét tặng Huy hiệu Đảng.
- Đảng viên đã hy sinh, từ trần trnớc khi có Thông tri số 41-TT/TW ngày 25-1-1985 của Ban Bí thư (khoá V) mà lúc còn sống có đủ 40, 50 tuổi Đảng trở lên; đảng viên đã hy sinh, từ trần trước khi có Quy định số 29-QĐ/TW ngày 2-6-1991 của Bộ Chính trị (khoá VIII) mà lúc còn sống có đủ 60 năm tuổi đảng trở lên và đảng viên đã hy sinh từ trần trước khi có Quy định số 23-QĐ/TW ngày 3l-10-2006 của Bộ chính trị khoá X mà lúc còn sống đã có đủ 30 năm tuổi đảng trở lên, thì được truy tặng Huy hiệu Đảng.
- Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định.
- Khi tính tuổi đảng để xét tặng Huy hiệu Đảng phải theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và điểm 7 (7.2) Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị.
b) Trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng:
Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức vào các ngày kỷ niệm 3-2; 19-5, 2-9 và ngày 7-1l hàng năm tại tổ chức cơ sở đảng. Việc tặng Huy hiệu 30 năm tuổi đảng được bắt đầu thực hiện vào dịp kỷ niệm 117 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-2007) trở về sau.
-  Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân.
-  Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng, khi hy sinh, từ trần, gia đình đảng viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm. 
-  Đảng viên để mất Huy hiệu Đảng, nếu có lý do chính đáng thì được xét cấp lại Huy hiệu Đảng.
-   Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng phải giao lại Huy hiệu Đảng cho tổ chức đảng.
c) Trách nhiệm của cấp uỷ về xet tặng Huy hiệu Đảng:
- Cấp uỷ cơ sở:
+ Làm thủ tục đề nghị cấp uỷ cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiểu chuẩn.
+ Tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng  viên.
+ Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, gửi lên cấp uỷ cấp trên theo quy định.
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cấp uỷ cơ sở:
+ Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị  ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn.
+ Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ,
 Tỉnh uỷ và tương đương:
+ Xét, quy định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
+ Chỉ đạo, hướng đẫn, kiểm tra cấp uỷ cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu đảng.
+ Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi,
+ Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm vàbáo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
17.2- Khen thưởng đối với tổ chức đảng.
a) Tổ chức đảng có thành tích được xét khen thưởng gồm: Đảng bộ huyện và tương đương; tổ chức cơ sở đảng; đảng bộ bộ phận chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở; tổ đảng trực thuộc chi bộ; các ban tham mưu và đơn vị sự nghiệp của Đảng.
Các cấp uỷ có thẩm quyền xét khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên theo định kỳ hàng năm, gắn với việc tổng kết nămcủa đảng bộ, chi bộ;  theo nhiệm kỳ đại hội 5 năm/lần đối vời đảng bộ cấp huyện và tương đương, khen thưởng không theo định kỳ đối với tổ chức đảng và đảng viên có thành tích xuất sắc.
b) Xét khen thưởng chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở theo định kỳ:
- Đảng uỷ cơ sở xét tặng giấy khen cho những chi bộ đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu trong năm.
Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho những chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 3 năm liền.
Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho những chi bộ đạt tiêu chuẩn ''Trong sạch, vững mạnh'' tiêu biểu 5 năm liền.
Chi bộ đạt “Trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu là chi bộ được đảng uỷ cơ sở xem xét, công nhận khi đánh giá chất lượng chi bộ trong năm.
c) Xét khen thưởng tổ chức cơ sở đảng theo định kỳ:
Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho những tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu trong năm.
Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng cờ cho những tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 3 năm liền.
Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng cờ cho những tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 5 năm liền.
Tiêu chuẩn chibộ, tổ chức cơ sở đảng “trong sạch, vững mạnh'' tiêu biểu thực hiện theo Hướng dẫn số 0l HD/BTCTW ngày 14-10-2006 của Ban tổ chức Trung ương.
d) Việc xét khen thưởng đảng bộ huyện và tương đương theo định kỳ:
Ban Thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng knen, tặng cờ cho những đảng bộ huyện và tương đương có thành tích trong nhiệm kỳ.
đ) Khen thưởng tổ chức đảng không theo định kỳ:
Ngoài việc xét khen thưởng cho tổ chức đảng theo định kỳ nêu trên, các cấp uỷ đảng cấp trên cần xét khen thưởng kịp thời những tổ chức đảng cấp dưới có thành tích đặc biệt xuất sắc, là điển hình tốt trong đảng bộ về từng lĩnh vực bằng những hình thức khen thưởng thích hợp.
e) Khen thưởng các ban tham mưu và đơn vị sự nghiệp của Đảng:
Các ban tham mưu và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương căn cứ Điều lệ Đảng, Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị và Luật thi đua khen thưởng của Nhà nước để ban hành hướng dẫn khen thưởng thống nhất trong hệ thống các ban tham mưu đơn vị sự nghiệp của các cấp uỷ đảng.
17.3- Khen thưởng đối với đảng viên.
a) Khen thưởng đảng viên theo định kỳ:
- Đảng uỷ cơ sở xét tặng giấy khen cho đảng viên phấn đấu đạt tiêu chuẩn đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm.
- Ban thường vụ huyện uỷ (và tương đương) xét tặng giấy khen cho những đảng viên đạt tiêu chuẩn ''đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sác nhiệm vụ” 3 năm liền.
Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho những đảng viên phấn đấu đạt tiêu chuẩn ''đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ'' 5 năm liền.
Tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” thực hiện theo Hướng dẫn số 01-HD/BTCTW  ngày 14-10-2006 của Ban Tổ chức Trung ương.
b) Khen thưởng đảng viên không theo định kỳ:
Ngoài việc xét khen thưởng đảng viên theo định kỳ nêu trên, các cấp uỷ đảng cấp trên cần xét, khen thưởng kịp thời những đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong từng lĩnh vực, trong thực hiện nhiệm vụ được giao như trong lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, thể dục thể thao, quốc phòng, an ninh... được cấp có thẩm quyền trao giải thưởng hoặc có hành động dũng cảm trong chiến đấu, lao động, phòng chống thiên tai, chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, được Nhà nước xét tặng các danh hiệu anh hùng, chiến sĩ thi đua...
-  Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho những đảng viên có thành tích xuất sắc, được Nhà nước trao giải thưởng trong các kỳ thi tuyển, thi đấu quốc gia; lá chiến sỹ thi đua tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
-   Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho những đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, được các tổ chức quốc tế trao giải thưởng; được Nhà nước, xét tặng danh hiệu anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc, đoạt giải nhất trong các kỳ thi tuyển, thi đấu quốc gia. 
17.4- Tặng phẩm, tiền thưởng, kinh phí khen thưởng.
a) Mức tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng, tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng của Đảng và Nhà nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư, Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của cơ quan tài chính Đảng và Nhà nước.
Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực hiện theo Điều 69, Điểu 73. Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30-9-2005 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật thi đua khen thưởng.
b) Định kỳ hằng năm (vào cuối quý III), cơ quan tổ chức của cấp uỷ lập dự trù kinh phí khen thưởng năm sau của đảng bộ, báo cáo ban thường vụ cấp uỷ tỉnh, thành, bộ, ngành để chuyển cho cơ quan Nhà nước, cơ quan tài chính các cấp tổng hợp thành kinh phí khen thưởng chung của các cấp uỷ, ban, bộ, ngành và địa phương.
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 04 HD/TCTW ngày 05-02-2002 của Ban Tổ chức Trung ương; được phổ biến đến chi bộ, đảng viên và thực hiện kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các cấp uỷ phản ánh để Ban Tổ chức Trung ương xem xét, sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn.
TRƯỞNG BAN
(Đã ký)
Hồ Đức Việt
MỤC LỤC
 
 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  2,654,350       2/1,600